Buổi đào tạo liên tục trực tuyến với chủ đề "Xu thế điều trị đa ngành trong các bệnh lý dị ứng ở trẻ em" đã diễn ra thành công, mang lại nhiều thông tin hữu ích và chuyên sâu cho cộng đồng y khoa, đặc biệt trong lĩnh vực Nhi khoa. Hội thảo do LCH Tai Mũi Họng Nhi TPHCM tổ chức, với sự đồng hành của các chuyên gia đầu ngành Tai Mũi Họng, Miễn dịch Dị ứng, Nhi khoa và sự tài trợ từ VPĐD Menarini Việt Nam cùng Công ty TNHH Thương mại và Dược phẩm Sang. Trong bối cảnh tỷ lệ bệnh nhân dị ứng ngày càng gia tăng, đặc biệt ở trẻ em, hội thảo này là một sự kiện quan trọng giúp cập nhật những kiến thức mới nhất về chẩn đoán và điều trị các bệnh dị ứng phổ biến ở trẻ em như viêm mũi dị ứng, hen, mày đay và viêm da cơ địa.
Mở đầu buổi hội thảo vào chiều 2/3/2025, TS.BS.CK2 Phạm Đình Nguyên - Chủ tịch LCH Tai Mũi Họng Nhi TPHCM, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 đã nhấn mạnh, dị ứng là một trong những vấn đề ngày càng phổ biến ở trẻ em, ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe mà còn đến chất lượng cuộc sống của các em và gia đình. Việc cập nhật các phương pháp chẩn đoán, điều trị mới, cũng như hiểu rõ hơn về cơ chế bệnh học và các phương pháp tiếp cận đa ngành là điều vô cùng cần thiết đối với đội ngũ y tế.
Tại hội thảo, PGS.TS.BS Hoàng Thị Lâm - Trưởng khoa Miễn dịch Lâm sàng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM cho biết, tỷ lệ bệnh dị ứng ở trẻ em ngày càng gia tăng, trong đó dị ứng đường hô hấp và dị ứng da là những bệnh lý phổ biến nhất ở trẻ dưới 18 tuổi. Việc hiểu rõ tiến trình dị ứng giúp bác sĩ và phụ huynh có chiến lược can thiệp phù hợp nhằm kiểm soát bệnh hiệu quả.
Dị ứng ở trẻ thường bắt đầu từ giai đoạn sơ sinh với biểu hiện viêm da cơ địa (chàm sữa), sau đó tiến triển thành dị ứng thức ăn khi trẻ tiếp xúc với thực phẩm như sữa công thức, trứng, lạc. Khi trẻ lớn hơn, đặc biệt từ 6 tuổi, viêm mũi dị ứng trở nên rõ rệt và có thể dẫn đến hen phế quản, gây khò khè, ho, khó thở. Theo nghiên cứu, trẻ có cơ địa dị ứng có nguy cơ cao mắc đồng thời nhiều bệnh dị ứng, trong đó viêm da cơ địa có mối liên hệ chặt chẽ với dị ứng thức ăn, đặc biệt là quá mẫn với trứng, sữa và lạc.
Bên cạnh đó, trẻ bị viêm mũi dị ứng có nguy cơ phát triển hen phế quản cao hơn, và mức độ kiểm soát hen thường kém hơn nếu viêm mũi dị ứng không được điều trị tốt. Điều này cho thấy kiểm soát viêm mũi dị ứng không chỉ giúp giảm triệu chứng mà còn góp phần ngăn ngừa tiến triển thành hen phế quản, đặc biệt khi điều trị giảm mẫn cảm với các dị nguyên hô hấp.
Tiến trình dị ứng có thể được điều chỉnh bằng những biện pháp can thiệp sớm. Một trong những phương pháp hiệu quả là giới thiệu sớm thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, lạc, giúp giảm nguy cơ dị ứng với các thực phẩm này. Ngoài ra, dưỡng ẩm da sớm đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện viêm da cơ địa, từ đó giúp giảm nguy cơ tiến triển thành các bệnh dị ứng khác.
Các nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng cho thấy Atopiclair (MAS063DP) là chất dưỡng ẩm có hiệu quả cao trong kiểm soát viêm da cơ địa, với tỷ lệ điều trị thành công lên đến 80%, đồng thời giảm đáng kể nhu cầu sử dụng thuốc điều trị đợt cấp. Hội Da liễu và Hội Nhi khoa Việt Nam khuyến cáo nên chọn các chất dưỡng ẩm có bằng chứng khoa học rõ ràng, an toàn khi sử dụng lâu dài và có hoạt tính kháng viêm, giảm ngứa, trong đó Atopiclair là một lựa chọn đáng tin cậy.
Bên cạnh đó, hệ vi sinh đường ruột cũng có vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc dị ứng. Theo thuyết vệ sinh, trẻ có hệ vi sinh phong phú và đa dạng, đặc biệt khi bú sữa mẹ, sinh thường, sống trong môi trường ít kháng sinh và tiếp xúc sớm với vi khuẩn tự nhiên, có nguy cơ mắc bệnh dị ứng thấp hơn. Điều này cho thấy việc cân bằng hệ vi sinh đường ruột có thể là một yếu tố hỗ trợ quan trọng trong kiểm soát dị ứng.
Như vậy, dị ứng ở trẻ không chỉ đơn thuần là một bệnh lý riêng lẻ mà là một quá trình liên kết giữa viêm da cơ địa, dị ứng thức ăn, viêm mũi dị ứng và hen phế quản. Trẻ bị viêm da cơ địa càng sớm và càng nặng thì nguy cơ mắc các bệnh dị ứng tiếp theo càng cao. Vì vậy, can thiệp sớm bằng dưỡng ẩm da, kiểm soát viêm da cơ địa, giới thiệu sớm thực phẩm dị ứng và duy trì hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh là những biện pháp quan trọng giúp giảm nguy cơ tiến triển bệnh dị ứng, góp phần cải thiện chất lượng sống cho trẻ.
>>> Mời xem video trình bày đầy đủ tại đây.
Trong phần trình bày về sử dụng kháng histamine trong nhi khoa, TS.BS.CK2 Phạm Đình Nguyên thông tin, thuốc kháng histamine H1 được chia thành hai thế hệ với đặc điểm khác biệt. Thuốc thế hệ 1 có thể vượt qua hàng rào máu não, tác động lên cả thụ thể trung ương và ngoại vi, gây an thần mạnh nhưng cũng đi kèm nguy cơ buồn ngủ, suy giảm nhận thức và các tác dụng kháng cholinergic như khô miệng, táo bón, rối loạn nhịp tim. Thuốc thế hệ 2 chọn lọc hơn với thụ thể H1 ngoại vi, ít hoặc không qua hàng rào máu não, giúp kiểm soát dị ứng hiệu quả mà không gây buồn ngủ đáng kể, phù hợp với những đối tượng cần duy trì tỉnh táo.
Trong nhóm thuốc thế hệ 2, bilastine là lựa chọn nổi bật nhờ ái lực cao với thụ thể H1, kiểm soát tốt dị ứng cấp và mạn tính mà không ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương. Thuốc có thời gian tác dụng lên đến 24 giờ, giúp giảm tần suất sử dụng, nâng cao tuân thủ điều trị, đặc biệt ở trẻ em. Không chuyển hóa qua enzym CYP450, bilastine hạn chế nguy cơ tương tác thuốc, phù hợp cho bệnh nhân có bệnh lý nền hoặc đang dùng nhiều loại thuốc.
Lựa chọn kháng histamine cần cá thể hóa theo độ tuổi, mức độ bệnh và yếu tố đi kèm. Một số thuốc yêu cầu chỉnh liều theo cân nặng, gây khó khăn khi kê đơn, trong khi bilastine có liều cố định theo độ tuổi, đơn giản và giảm nguy cơ sai sót. Với viêm mũi dị ứng, mày đay mạn tính hay nhu cầu kiểm soát triệu chứng dài hạn, bilastine mang lại sự cân bằng giữa hiệu quả và an toàn, ít ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Tóm lại, thuốc kháng histamine H1 thế hệ 2 được ưu tiên nhờ tính chọn lọc cao và ít tác dụng phụ hơn thế hệ 1. Bilastine đặc biệt nổi bật nhờ hiệu quả bền vững, không gây buồn ngủ và ít tương tác thuốc, giúp đảm bảo chất lượng sống và là lựa chọn đáng tin cậy trong thực hành lâm sàng.
>>> Mời xem video trình bày đầy đủ tại đây.
BS.CK2 Nguyễn Thị Ngọc - Đơn vị Dị ứng, Khoa Nội tổng quát 2 - Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng 1, đã trình bày về chiến lược điều trị mày đay ở trẻ em, nhấn mạnh rằng đây là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc mày đay cấp (14,5-16,2%) cao hơn so với mày đay mạn (1-5%). Dù không đe dọa tính mạng, mày đay gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của trẻ, làm tăng tỷ lệ khám cấp cứu và chi phí y tế. Trong khi mày đay cấp thường kéo dài 2-3 ngày, có khoảng 10-30% trẻ có thể tiến triển thành mạn tính hoặc tái phát, nguyên nhân thường liên quan đến nhiễm trùng, dị ứng thực phẩm, thuốc hoặc yếu tố tiếp xúc.
Ngược lại, mày đay mạn kéo dài trên 6 tuần, thậm chí nhiều năm, thường liên quan đến lạnh, áp lực, nhiệt hoặc không rõ nguyên nhân. Ngoài yếu tố di truyền, các yếu tố nguy cơ như NSAIDs, nhiễm khuẩn mạn tính, stress cũng có thể làm tăng hoạt động bệnh.
Về cơ chế bệnh sinh, mày đay xảy ra do tế bào Mast phóng thích histamin và các chất trung gian, gây giãn mạch, phù nề và thu hút các tế bào viêm đến vùng tổn thương. Chẩn đoán chủ yếu dựa trên triệu chứng lâm sàng và bệnh sử, trong đó quan trọng nhất là nhận diện dấu hiệu mày đay và phản vệ. Tuy nhiên, mày đay thường bị nhầm lẫn với phản ứng dị ứng, dẫn đến xét nghiệm không cần thiết, gây tốn kém và hiểu nhầm kết quả. Vì phần lớn bệnh nhân không xác định được nguyên nhân cụ thể, xét nghiệm rộng rãi không nên thực hiện thường quy.
Về điều trị, mục tiêu chính là kiểm soát triệu chứng hoàn toàn, an toàn và cải thiện chất lượng sống, đồng thời loại bỏ nguyên nhân, tránh yếu tố kích thích và thúc đẩy dung nạp. Theo các khuyến cáo trong và ngoài nước, kháng histamin thế hệ mới là lựa chọn đầu tay và có thể tăng liều lên đến 4 lần nếu cần. Nếu bệnh nhân không đáp ứng, có thể cân nhắc phối hợp với Omalizumab hoặc Cyclosporin. Các thuốc kháng histamin lý tưởng nên có hiệu quả tốt trên cả mày đay cấp và mạn tính, chọn lọc cao với thụ thể H1, không gây buồn ngủ, khởi phát tác dụng nhanh, kéo dài và ít tương tác thuốc.
Trong số các kháng histamin thế hệ mới, bilastine là lựa chọn nổi bật, được giới thiệu vào năm 2010 và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên. Tại Việt Nam, bilastine 10mg được chỉ định cho trẻ từ 6 tuổi, trong khi tại châu Âu, thuốc có thể sử dụng từ 2 tuổi. Bilastine có hiệu quả tương đương hoặc cao hơn một số kháng histamin cùng nhóm nhưng ít tác dụng phụ hơn, đặc biệt có tính chọn lọc cao trên thụ thể H1, không gây tương tác thuốc và không cần chỉnh liều trên bệnh nhân suy gan, suy thận.
Nghiên cứu cho thấy bilastine có hiệu quả cao hơn desloratadine và rupatadine trong điều trị mày đay, đồng thời có thể kiểm soát tốt mày đay mạn tính khi sử dụng liên tục 12 tháng mà không gây tác dụng phụ đáng kể. Ngoài ra, các nghiên cứu trên nhóm bệnh nhi từ 2-11 tuổi cũng xác nhận bilastine an toàn và hiệu quả trong kiểm soát mày đay.
Như vậy, mày đay là bệnh lý phổ biến, thường gặp ở dạng cấp nhưng mày đay mạn tính lại gây nhiều thách thức trong chẩn đoán và điều trị. Việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào bệnh sử và lâm sàng, chỉ xét nghiệm khi thực sự cần thiết. Trong điều trị, kháng histamin H1 là lựa chọn hàng đầu, có thể tăng liều nếu cần để kiểm soát triệu chứng, và nên ưu tiên các thuốc an toàn, hiệu quả, phù hợp với trẻ em nhằm đảm bảo kiểm soát bệnh tối ưu.
>>> Mời xem video trình bày đầy đủ tại đây.
PGS.TS.BS Lê Công Định - Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Bạch Mai, Phó Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, đã phân tích về mối quan hệ giữa viêm mũi dị ứng và hen suyễn ở trẻ em dưới góc nhìn “một bệnh, một đường thở”. Ông nhấn mạnh rằng sự liên kết chặt chẽ giữa mũi và đường hô hấp dưới đã được chứng minh qua nhiều thế kỷ, với tỷ lệ mắc bệnh viêm mũi dị ứng và hen ngày càng gia tăng trên toàn cầu do biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí.
Hiện nay, viêm mũi dị ứng ảnh hưởng từ 15-30% dân số thế giới, trong khi tỷ lệ hen dao động từ 8-10%, và khoảng 75% trẻ em mắc viêm mũi dị ứng có kèm theo các bệnh lý khác như hen, viêm tai giữa, viêm xoang. Đặc biệt, 10-40% bệnh nhân viêm mũi dị ứng có hen, trong khi 80% bệnh nhân hen mắc viêm mũi dị ứng, cho thấy viêm mũi dị ứng là yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến hen, nhất là ở những trường hợp vừa, nặng và kéo dài.
Cơ chế liên quan giữa hai bệnh lý này có thể giải thích qua nhiều khía cạnh. Về giải phẫu và sinh lý, mũi và phổi có cấu trúc tương đồng và thông nhau, khiến các tác nhân dị ứng có thể tác động lên cả hai. Phản xạ thần kinh mũi-phế quản chỉ ra rằng khi niêm mạc mũi bị kích thích (hắt hơi, chảy mũi), dây thần kinh V sẽ truyền tín hiệu lên trung ương thần kinh, sau đó kích thích dây thần kinh X, gây co thắt phế quản, dẫn đến triệu chứng khò khè, khó thở.
Ngoài ra, chức năng bảo vệ của mũi bị suy giảm do viêm mũi dị ứng, tạo điều kiện cho các dị nguyên tiếp xúc trực tiếp với phổi. Lý thuyết viêm hệ thống cũng cho thấy các tế bào viêm và interleukin xuất hiện đồng thời ở cả mũi và phổi, tạo ra một quá trình viêm liên tục trong đường hô hấp. Hơn nữa, tình trạng dịch mũi chảy xuống họng rồi vào phổi cũng góp phần đưa các chất trung gian viêm đến phế quản, làm trầm trọng hơn bệnh hen suyễn.
Theo khuyến cáo của ARIA, thuốc kháng histamin đóng vai trò quan trọng trong điều trị tất cả các mức độ viêm mũi dị ứng, trong đó kháng histamin thế hệ 2 được ưu tiên do ít tác động lên hệ thần kinh trung ương. Bilastine là thuốc có mức độ gắn kết với thụ thể H1 ở não thấp nhất, giúp hạn chế tối đa tác dụng gây buồn ngủ, đồng thời có hiệu quả kéo dài hơn 24 giờ sau khi uống.
Nghiên cứu tại Nhật Bản trên bệnh nhân viêm mũi dị ứng theo mùa và quanh năm cho thấy bilastine cải thiện tốt cả triệu chứng ở mũi và mắt trong thời gian lên đến 52 tuần. Trên bệnh nhi, bilastine 10mg cho thấy không có sự khác biệt về tác dụng không mong muốn so với giả dược, chứng minh đây là một lựa chọn an toàn và hiệu quả trong điều trị viêm mũi dị ứng ở cả trẻ em và người lớn.
Bên cạnh việc sử dụng kháng histamin, các nghiên cứu cũng khẳng định rằng việc kết hợp kháng histamin đường uống, corticoid xịt mũi và thuốc đối kháng leukotriene giúp kiểm soát hiệu quả cả viêm mũi dị ứng và hen suyễn. Đối với bệnh nhân hen suyễn kèm viêm mũi dị ứng mức độ vừa và nặng, Omalizumab (thuốc đối kháng IgE) cho thấy hiệu quả rõ rệt, giúp giảm đáng kể tần suất và mức độ nặng của triệu chứng. Một phương pháp quan trọng khác là điều trị miễn dịch đặc hiệu (giải mẫn cảm) bằng dị nguyên đường dưới da, được chứng minh có thể giảm nguy cơ tiến triển thành hen ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng, đặc biệt khi can thiệp từ sớm ở trẻ em.
Như vậy, viêm mũi dị ứng và hen suyễn có mối liên hệ mật thiết từ giải phẫu, sinh lý đến cơ chế bệnh sinh, với cùng sự tham gia của các hóa chất trung gian viêm và có thể điều trị đồng thời bằng nhiều phương pháp tương tự. Quan điểm “một bệnh, một đường thở” không chỉ giúp hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa hai bệnh lý này mà còn nhấn mạnh sự cần thiết của việc phối hợp giữa các chuyên khoa Tai Mũi Họng, Hô hấp, Nhi khoa và Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng để tối ưu hóa điều trị, kiểm soát triệu chứng và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân.
>>> Mời xem video trình bày đầy đủ tại đây.
Hội thảo đã kết thúc với những kết luận quan trọng từ các chuyên gia. Những nội dung chính nổi bật trong hội thảo bao gồm: nhận diện sớm và can thiệp kịp thời tiến trình dị ứng có thể giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn; sử dụng dưỡng ẩm sớm có thể cải thiện tiến trình dị ứng và Atopiclair là dưỡng ẩm hiệu quả, an toàn trong điều trị viêm da cơ địa.
Bên cạnh đó, Bilastine là kháng histamin thế hệ 2 có ưu điểm an toàn, không qua hàng rào máu não, không chuyển hóa qua gan, phù hợp với bệnh nhi; điều trị mày đay mạn tính theo khuyến cáo EAACI có thể tăng liều kháng histamin gấp 4 lần khi cần và xem xét liệu pháp sinh học như Omalizumab cho trường hợp kháng trị; kiểm soát viêm mũi dị ứng không chỉ giúp giảm triệu chứng tại chỗ mà còn hỗ trợ kiểm soát hen suyễn, giảm nguy cơ đợt cấp và tổn thương đường thở lâu dài; đồng thời, các xu hướng mới như liệu pháp miễn dịch đặc hiệu (AIT) và thuốc sinh học (Omalizumab, Dupilumab) đang mở ra những cơ hội điều trị tối ưu hơn cho bệnh nhân dị ứng nặng, không đáp ứng với phác đồ truyền thống.
Tóm tắt phần tọa đàm buổi đào tạo liên tục trực tuyến 2/3/2025Vào chiều ngày 2/3/2025, buổi đào tạo liên tục trực tuyến với chủ đề "Xu thế điều trị đa ngành trong các bệnh lý dị ứng ở trẻ em" đã diễn ra thành công, mang lại nhiều thông tin hữu ích và chuyên sâu cho cộng đồng y khoa, đặc biệt trong lĩnh vực Nhi khoa. Hội thảo do LCH Tai Mũi Họng Nhi TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành của các chuyên gia đầu ngành Tai Mũi Họng, Miễn dịch Dị ứng, Nhi khoa và sự tài trợ từ VPĐD Menarini Việt Nam cùng Công ty TNHH Thương mại và Dược phẩm Sang. Trong bối cảnh tỉ lệ bệnh nhân dị ứng ngày càng gia tăng, đặc biệt ở trẻ em, hội thảo này là một sự kiện quan trọng giúp cập nhật những kiến thức mới nhất về chẩn đoán và điều trị các bệnh dị ứng phổ biến ở trẻ em như viêm mũi dị ứng, hen, mày đay và viêm da cơ địa. Sau phần trình bày của PGS.TS.BS Hoàng Thị Lâm, TS.BS.CK2 Phạm Đình Nguyên, BS.CK2 Nguyễn Thị Ngọc, PGS.TS.BS Lê Công Định, các chuyên gia đã cùng tham gia tọa đàm về những vấn đề nổi bật và nhận được nhiều quan tâm trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý dị ứng ở trẻ em hiện nya Vấn đề thảo luận 1: Tiến trình dị ứng ở trẻ emQua bài tiến trình dị ứng vừa rồi, chúng ta có thể thấy, tiến trình dị ứng là biểu hiện đặc trưng của đứa trẻ có cơ địa dị ứng theo thời gian. Tuy nhiên trên thực tế, không phải lúc nào cũng rõ ràng như vậy. PGS. Lâm có thể chia một trường hợp lâm sàng khó mà PGS từng gặp? PGS.TS.BS Hoàng Thị Lâm: Một bé gái từ lúc sinh ra tới 6 tháng tuổi, bú sữa mẹ và không có bất kỳ một biểu hiện nào của dị ứng. Tuy nhiên sau đó, mẹ bé đi làm và bé được sử dụng thêm sữa bò thì xuất hiện các ban đỏ ở môi, da do đó có thể bé dị ứng đạm sữa bò hoặc thức ăn. Test IgE đặc hiệu cho thấy âm tính với các dị nguyên thức ăn được test trong khi đó Test kích thích và test da cho thấy bé dị ứng với sữa bò. Khi bé chuyển sang sữa dê vẫn dị ứng vì mẫn cảm chéo giữa sữa bò và sữa dê rất cao, tới hơn 90% do đó không nên thay thế sữa bò bằng sữa dê. Trong trường hợp này, ngoài sữa mẹ nên ưu tiên sữa thủy phân hoàn toàn hoặc sữa amin acid, sữa hạt, sữa gạo, sữa đậu nành. Bé dị ứng nhưng khi xét nghiệm vẫn âm tính do không test được với tất cả các dị nguyên. Xét nghiệm đặc hiệu với dị ứng thức ăn thì Test kích thích và test da có hiệu quả hơn. Sau khi đưa ra các chế độ ăn phù hợp và điều trị, bé không còn dị ứng thức ăn và tăng cân tốt. Trong bài trình bày vừa rồi, chúng ta có thể thấy được vai trò quan trọng của dưỡng ẩm trong điều trị viêm da cơ địa. Với kinh nghiệm nhiều năm điều trị bệnh nhân, PGS. Lâm có thể chia sẻ về tiêu chí để lựa chọn một chất dưỡng ẩm phù hợp với trẻ em? PGS.TS.BS Hoàng Thị Lâm: Trong viêm da cơ địa, tổn thương hàng rào bảo vệ da là vấn đề đầu tiên dẫn đến da khô, ngứa, tạo điều kiện cho các dị nguyên dễ xâm nhập vào da, da tổn thương cũng dẫn đến dễ bị bội nhiễm gây viêm da qua đó thành một vòng xoắn bệnh lý làm tình trạng bệnh ngày càng nặng lên. Các chất dưỡng ẩm hiện nay bên cạnh cải thiện da khô còn có tác dụng chống viêm, kháng dị ứng làm trẻ đỡ ngứa, giảm tổn thương hàng rào bảo vệ da. Một chất dưỡng ẩm lý tưởng cần hiệu quả và an toàn, tức là có thể cải thiện tình trạng khô da, không gây kích ứng, không có các thành phần gây dị ứng. Hiện nay có một số chất dưỡng ẩm bào chế từ thực phẩm thì cần lưu ý bé có dị ứng với thực phẩm đó hay không. Bên cạnh đó, mùi chất dưỡng ẩm cũng cần dễ chịu để trẻ chấp nhận Lựa chọn chất dưỡng ẩm như thế nào để phù hợp với vị trí viêm da cơ địa trên cơ thể, khí hậu, thời tiết, số lần tối thiểu dưỡng ẩm trong ngày PGS.TS.BS Hoàng Thị Lâm: Số lần bôi dưỡng ẩm tùy theo tình trạng bệnh của trẻ có thể 1-2 lần/ ngày nhưng có thể tăng lên 4 lần ở trẻ nặng hơn Nên dùng trong vòng 10 phút sau khi tắm để phát huy hiệu quả tối đa của dưỡng ẩm. Nên chọn chủng loại dưỡng ẩm phù hợp, ở những nơi nồm ẩm nên bôi dạng hỗn dịch ( lotion) vì nếu dùng dạng kem có thể tăng bít tắc trên da; trái lại ở những nơi khô hanh nên dùng dạng kem (cream)và tăng cường số lần số lần dùng dưỡng ẩm Những chia sẻ việc điều trị viêm mũi dị ứng trên đứa trẻ có cơ địa dị ứng theo tiến trình trên có sự khác biệt gì so với điều trị trên những bệnh nhân khác? PGS.TS.BS Lê Công Định: Với em bé viêm mũi dị ứng có cơ địa dị ứng thì cần đánh giá các bệnh phối hợp như hen, viêm da cơ địa, viêm kết mạc dị ứng, dị ứng thức ăn hay không. Việc xác định các bệnh phối hợp giúp điều trị hiệu quả viêm mũi dị ứng cũng như các bệnh kèm theo. Vấn đề thảo luận 2: Sử dụng kháng histamin trong nhi khoaVai trò của kháng histamin trong điều trị các bệnh lý dị ứng nói chung ở trẻ em và tiêu chí lựa chọn một kháng histamin lý tưởng cho trẻ em? PGS.TS.BS Lê Công Định: kháng histamin là điều trị cơ bản trong điều trị các bệnh lý dị ứng kể cả ở mũi, mắt, da và bệnh hen. Sử dụng các loại thuốc kháng histamin nên chọn loại phù hợp nhất để hiệu quả tối ưu và tăng tuân thủ. Một thuốc kháng histamin lý tưởng cần cải thiện tốt triệu chứng, phù hợp với lứa tuổi, tăng tuân thủ điều trị với các dạng bào chế phù hợp và có mùi vị dễ chịu. TS.BS.CK2 Phạm Đình Nguyên: cần cân nhắc theo tuổi, đảm bảo tính hiệu quả, đặc hiệu, số lần uống trong ngày cần phù hợp. Nên lựa chọn kháng histamin chỉ sử dụng một lần trong ngày để tăng tuân thủ. Vấn đề thảo luận 3: Điều trị mày đay ở trẻ emTrong điều trị mày đay, có thể thấy hạn chế, loại bỏ nguyên nhân gốc và sử dụng thuốc kháng histamine là phương pháp chủ lực trong điều trị mày đay mãn tính. Tuy nhiên trên thực tế, có nhiều trường hợp chúng ta đã dùng kháng histamine rất tích cực nhưng không đạt hiệu quả mong muốn. Trong tình huống nào chúng ta nghĩ đến chẩn đoán mày đay kháng trị? Trường hợp này có nên dùng corticosteroid toàn thân không? BS.CK2 Nguyễn Thị Ngọc: Theo các nghiên cứu, tỉ lệ đáp ứng với kháng histamin ở trẻ em tới 80% trong khi người lớn kháng histamin tới 40-60%. Tuy nhiên trong trường hợp này cần kiểm tra bệnh nhân có tuân thủ điều trị hay không cũng như các yếu tố nguy cơ kèm theo như nhiễm trùng mãn tính, yếu tố tâm lý trước khi quyết định có tăng liều nếu bệnh nhân không đáp ứng với liều chuẩn. Trước khi nghĩ đến việc bệnh nhân kháng trị, cần loại bỏ nguyên nhân vì không nhất thiết phải làm xét nghiệp mày đay và chẩn đoán mày đay là chẩn đoán động, có thể bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng gợi ý của các bệnh mắc kèm do đó cần làm các xét nghiệm tầm soát các bệnh lý kết hợp đó. Tăng liều trong điều trị mày đay: mốc thời gian để xác định tăng liều, kết hợp với các thuốc khác như Omalizumab hay Cyclosporin. Lựa chọn kháng histamin nào để giảm tác dụng phụ? BS.CK2 Nguyễn Thị Ngọc: Nên tái khám sau mỗi 2 tuần để đánh giá mức độ kiểm soát bệnh, mong muốn của em bé và người nhà để có thể quyết định có tăng liều hay không. Chỉ xác định kháng trị liều chuẩn sau khi loại các yếu tố kèm theo, các bệnh lý nguy cơ. TS.BS.CK2 Phạm Đình Nguyên: Cần lựa chọn kháng histamin đã được chứng minh ít tác dụng phụ khi tăng liều lên 4 lần, đặc biệt là tác dụng phụ trên tim mạch Điều trị mày đay ở bệnh nhân có mắc kèm viêm mũi dị ứng? BS.CK2 Nguyễn Thị Ngọc: Hai bệnh lý này có chung liệu pháp điều trị là kháng histamin. Bên cạnh đó, nên gởi khám BS TMH để xác định các bệnh mắc kèm và làm các xét nghiệm xác định nguyên nhân viêm mũi dị ứng PGS.TS.BS Lê Công Định: Nên gởi bệnh nhân tới các BS TMH thăm khám, nội soi để xác định các bệnh lý kèm theo như viêm kết mạc dị ứng, VA quá phát, viêm tai giữa, viêm tai tiết dịch để có kế hoạch điều trị tổng thể cho bệnh nhân. TS.BS.CK2 Phạm Đình Nguyên: Nghiên cứu cho thấy 30% bệnh nhân viêm mũi dị ứng có mày đay và ngược lại khoảng 30% bệnh nhân mày đay có viêm mũi dị ứng nên cần hẹn ngày tái khám mày đay và viêm mũi dị ứng trùng nhau để thuận tiện hơn cho bệnh nhân và thường hẹn tái khám 4 tuần. Quan điểm về khuynh hướng sử dụng kết hợp kháng histamine H1 và kháng histamine H2 để điều trị mày đay. BS.CK2 Nguyễn Thị Ngọc: Hướng dẫn năm 2014 của hiệp hội miễn dịch Mỹ có đưa ra một số lựa chọn kết hợp với kháng histamin H1 tuy nhiên tới năm 2022, Hiệp hội di ứng thế giới đã không còn khuyến cáo kết hợp 2 dạng thuốc này với nhau. PGS.TS.BS Hoàng Thị Lâm: Cách đây 20 năm, việc kết hợp hai loại thuốc này khá thường xuyên tuy nhiên hiện nay kháng histamin H2 không còn xuất hiện trong các guideline điều trị mày đay. Tuy nhiên khi điều trị mày đay thường dùng kèm với corticoid và kháng H2 có thể được sử dụng để giảm các tác dụng phụ trên dạ dày. Vấn đề thảo luận 4: Viêm mũi dị ứng và hen dưới góc nhìn một bệnh một đường thởTầm quan trọng của việc đồng điều trị viêm mũi dị ứng trên bệnh nhân mắc đồng thời viêm mũi dị ứng và hen phế quản. dưới góc nhìn một bệnh, một đường thở PGS.TS.BS Lê Công Định: Trong các thời điểm đợt cấp của viêm mũi dị ứng, các triệu chứng của viêm mũi dị ứng ho, hắt hơi, sổ mũi thường kèm với khò khè, khó thở. Trong trường hợp này phải làm thông mũi và giảm triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Kháng histamin dạng uống có thể giảm triệu chứng sau 1 giờ và việc sử dụng nước muối biển, các thuốc co mạch tại chỗ cho trẻ từ 6 tuổi cũng giúp mũi thông thoáng, kết hợp với việc dùng các thuốc điều trị hen có thể giúp trẻ kiểm soát tốt được cả 2 bệnh lý này. Ở bệnh nhân mắc kèm hai bệnh, dấu hiệu nhận ra diễn tiến của hen để có các hướng điều trị tiếp theo BS.CK2 Nguyễn Thị Ngọc: Đối với trẻ hơn 3 tuổi, khi lên cơn hen khá dễ để phát hiện vì các triệu chứng khò khè, khó thở xuất hiện khá sớm. Đối với trẻ trên 3 tuổi, biểu hiện cơn hen thường xuất hiện trễ, các bé thường có triệu chứng ho về đêm, hơi khó thở và ho khi gắng sức do vậy cần phải nghe phổi rất kỹ trong việc hít vào và thở ra để xác định các triệu chứng sớm của hen phế quản PGS.TS.BS Lê Công Định: Cần quan tâm đến các bệnh lý mũi xoang, họng trong trường hợp này. Khi làm thông thoáng mũi, sạch mũi thì các triệu trứng của hen cũng được cải thiện. Chia sẻ về kinh nghiệm điều trị đa bệnh lý dị ứng ở trẻ em trong cùng một thời điểm. PGS.TS.BS Hoàng Thị Lâm: Khi bệnh nhân viêm mũi dị ứng mắc kèm hen, nếu không kiểm soát được triệu chứng của viêm mũi dị ứng thì đó sẽ là nguyên nhân khởi phát hen và làm trầm trọng hơn tình trạng hen. Nếu bệnh nhân kèm theo viêm da cơ địa cũng mà không kiểm soát tốt các triệu chứng ngứa, mất ngủ dẫn đến miễn dịch suy giảm, làm nặng thêm hen, viêm mũi dị ứng làm nặng thêm vòng xoắn bệnh lý. Với bệnh nhân dị ứng thức ăn, lúc đầu có thể nổi ban quanh miệng, rối loạn tiêu hóa, tuy nhiên có thể dẫn đến khó thở, dị ứng hô hấp dưới. Do đó cần loại bỏ các dị nguyên, kiểm soát tốt các triệu chứng để kiểm soát bệnh một cách toàn diện. PGS.TS.BS Lê Công Định: Trong trường hợp này cần xác định phải sử dụng thuốc kéo dài, 2-3 tháng, thậm chí cả năm và phải điều trị liên tục để kiểm soát đa bệnh lý dị ứng. Bên cạnh đó cần điều trị dự phòng để ngăn ngừa các triệu chứng dị ứng xuất hiện như dùng thuốc kháng histamin trước mùa phấn hoa để ngăn chặn viêm mũi dị ứng. Đối với viêm mũi dị ứng kèm hen, việc sử dụng corticoid dạng xịt kèm dạng hít liệu có làm tăng tác dụng phụ? Liều tối thiểu và tối đa là bao lâu, khi nào tăng liều, giảm liều, đổi thuốc? PGS.TS.BS Lê Công Định: Corticoid dạng xịt mũi dùng điều trị toàn diện các triệu chứng ở mũi và mắt ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng trung bình và nặng. Tuy khởi phát tác dụng chậm hơn nhưng tác dụng thương kéo dài hơn. Nên sử dụng các thuốc corticoid thế hệ mới do sinh khả dụng rất thấp nên hạn chế tối đa tác dụng phụ. Tuy nhiên không nên sử dụng lâu dài, nên giảm liều hoặc ngừng hẳn khi triệu chứng của viêm mũi dị ứng được cải thiện. PGS.TS.BS Hoàng Thị Lâm: Trong quá trình điều trị, cần lưu ý liều tích lũy và cộng hợp của hai dạng bào chế nên cần lựa chọn liều cho thích hợp và giải thích tác dụng phụ với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. BS.CK2 Nguyễn Thị Ngọc: Corticoid dạng hít là bước ngoặt trong điều trị hen và có thể không cần sử dụng corticoid dạng toàn thân để kiểm soát triệu chứng hen. Trẻ em đáp ứng với liều trung bình rất tốt, điều quan trọng là kiểm soát sự tuân thủ, kỹ thuật sử dụng thuốc và kiểm soát các bệnh lý mắc kèm. Cần cá thể hóa điều trị , với bệnh nhân bắt đầu điều trị, nên tái khám sau 1-2 tuần để kiểm tra sự tuân thủ, hiểu và thực hành tốt các kỹ thuật xịt thuốc hay không. Với bệnh nhân đã hiểu rõ, có thể hẹn tái khám sau 1-2 tháng. Thuốc điều trị hen suyễn ngoài corticoid dạng hít? BS.CK2 Nguyễn Thị Ngọc: Thường khởi động điều trị hen suyễn với trẻ em ở bậc điều trị bậc 2 hoặc bậc 3. Riêng với corticoid kết hợp với LAMA/LABA trong điều trị hen suyễn ở bậc 3 chỉ khuyến cáo cho trẻ từ 4 tuổi. Việc kết hợp với LABA rất hiệu quả vì có thể giảm liều corticoid dạng hít vì có kết hợp với thuốc giãn phế quản kéo dài trong chế phẩm đó Video đầy đủ phần tọa đàm tại đây. Hội thảo đã kết thúc với những kết luận quan trọng từ các chuyên gia. Những nội dung chính nổi bật trong hội thảo bao gồm: nhận diện sớm và can thiệp kịp thời tiến trình dị ứng có thể giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn; sử dụng dưỡng ẩm sớm có thể cải thiện tiến trình dị ứng và Atopiclair là dưỡng ẩm hiệu quả, an toàn trong điều trị viêm da cơ địa. Bên cạnh đó Bilastine là kháng histamin thế hệ 2 có ưu điểm an toàn, không qua hàng rào máu não, không chuyển hóa qua gan, phù hợp với bệnh nhi; điều trị mày đay mạn tính theo khuyến cáo EAACI có thể tăng liều kháng histamin gấp 4 lần khi cần và xem xét liệu pháp sinh học như Omalizumab cho trường hợp kháng trị; kiểm soát viêm mũi dị ứng không chỉ giúp giảm triệu chứng tại chỗ mà còn hỗ trợ kiểm soát hen suyễn, giảm nguy cơ đợt cấp và tổn thương đường thở lâu dài; đồng thời, các xu hướng mới như liệu pháp miễn dịch đặc hiệu (AIT) và thuốc sinh học (Omalizumab, Dupilumab) đang mở ra những cơ hội điều trị tối ưu hơn cho bệnh nhân dị ứng nặng, không đáp ứng với phác đồ truyền thống. |
Tóm tắt phần hỏi đáp buổi đào tạo liên tục trực tuyến 2/3/2025Vào chiều ngày 2/3/2025, buổi đào tạo liên tục trực tuyến với chủ đề "Xu thế điều trị đa ngành trong các bệnh lý dị ứng ở trẻ em" đã diễn ra thành công, mang lại nhiều thông tin hữu ích và chuyên sâu cho cộng đồng y khoa, đặc biệt trong lĩnh vực Nhi khoa. Hội thảo do LCH Tai Mũi Họng Nhi TPHCM tổ chức, với sự đồng hành của các chuyên gia đầu ngành Tai Mũi Họng, Miễn dịch Dị ứng, Nhi khoa và sự tài trợ từ VPĐD Menarini Việt Nam cùng Công ty TNHH Thương mại và Dược phẩm Sang. Trong bối cảnh tỉ lệ bệnh nhân dị ứng ngày càng gia tăng, đặc biệt ở trẻ em, hội thảo này là một sự kiện quan trọng giúp cập nhật những kiến thức mới nhất về chẩn đoán và điều trị các bệnh dị ứng phổ biến ở trẻ em như viêm mũi dị ứng, hen, mày đay và viêm da cơ địa. Sau phần trình bày của PGS.TS.BS Hoàng Thị Lâm, TS.BS.CK2 Phạm Đình Nguyên, BS.CK2 Nguyễn Thị Ngọc, PGS.TS.BS Lê Công Định cũng như tọa đàm về những vấn đề nổi bật và nhận được nhiều quan tâm trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý dị ứng ở trẻ em hiện nay, các chuyên gia đã giải đáp những câu hỏi của các cán bộ y tế thông qua các nền tảng trực tuyến Câu hỏi 1: Trong điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em, kháng histamin đường uống và kháng histamin dạng xịt mũi có những ưu nhược điểm gì, khi nào nên lựa chọn mỗi dạng bào chế? PGS.TS.BS Lê Công Định: Với trẻ em, kháng histamin là thuốc cơ bản trong điều trị viêm mũi dị ứng với hai dạng cơ bản là đường uống và xịt mũi trong đó dạng đường uống rất thông dụng với dạng siro hoặc viên nén phân tán trong miệng như Bilastine 10 mg hay viên nén cho trẻ lớn hơn. Kháng histamin dạng xịt mũi hiện nay trên thị trường chủ yếu là dạng hoạt chất Azelastine, tuy có ưu điểm là kiểm soát tương đối tốt các triệu chứng ở mũi nhưng khi xịt thuốc thường chảy xuống dưới miệng gây đắng miệng bên cạnh tác dụng phụ buồn ngủ do đó không được khuyến khích dùng cho trẻ em. Nên sử dụng kháng histamin đường uống sẽ giúp trẻ tuân thủ tốt hơn và dễ dàng điều trị hơn. Câu hỏi 2: Chỉ định Bilastine cho trẻ dưới 6 tuổi có đúng không? TS.BS.CK2 Phạm Đình Nguyên: Chỉ định thuốc ở lứa tuổi nào phụ thuộc vào từng quốc gia khác nhau. Với Bilastine, ở Việt Nam được chỉ định cho trẻ từ 6 tuổi trở lên, tuy nhiên ở nhiều quốc gia châu Âu, sau hàng loạt nghiên cứu về hiệu quả và tính an toàn, Bilastine đã được chấp thuận cho trẻ từ 2 tuổi. PGS.TS.BS. Lê Công Định: Bilastine ở Việt Nam hiện có 2 dạng: Bilastine 10 mg dạng phân tán trong miệng dùng cho trẻ từ 6 tuổi đến 11 tuổi trong khi Bilastine 20mg dạng viên nén dùng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên. Câu hỏi 3: Làm sao để tăng tuân thủ khi sử dụng kháng histamin trên trẻ em? PGS.TS.BS Hoàng Thị Lâm: Trước tiên, thuốc nên có mùi vị hấp dẫn như dâu, cam và không bị đắng… để trẻ thích thú khi sử dụng. Bên cạnh đó số lần sử dụng trong ngày nên hạn chế từ 1-2 lần/ngày để thuận tiện cho trẻ. Hơn thế nữa, thuốc cần khởi phát tác dụng nhanh và hạn chế tác dụng phụ như buồn ngủ, khô miệng. TS.BS.CK2 Phạm Đình Nguyên: Thuốc cần có dạng bào chế phù hợp. Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi nên dùng dạng siro, từ 3-4 tuổi nên dùng dạng cốm. Với trẻ từ 6 tuổi trở lên, nếu dùng dạng siro hay cốm có thể phải dùng lượng thuốc rất nhiều nên gây ra sự kém tuân thủ ở trẻ. Với lứa tuổi này nên sử dụng dạng viên nén tan trong miệng để tránh hóc dị vật, trong khi với trẻ 12 tuổi trở lên có thể dùng viên nén giống như người lớn. PGS.TS.BS Lê Công Định: Trên thị trường hiện nay có đủ các dạng bào chế có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho trẻ ở những lứa tuổi khác nhau: siro, viên nén tan trong miệng, viên nén với những mùi vị dễ chịu làm trẻ tăng tuân thủ. Câu hỏi 4: Liều chỉ định theo cân nặng của thuốc kháng histamin như thế nào? TS.BS.CK2 Phạm Đình Nguyên: Với bác sĩ nhi thường rất đông bệnh nhân nên để nhớ liều theo cân nặng đôi khi là vấn đề trở ngại do đó nên chọn kháng histamin liều không phụ thuộc vào cân nặng ví dụ Bilastine 10 mg cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi trong khi Billastine 20 mg cho trẻ từ trên 12 tuổi. và liều này không phụ thuộc vào cân nặng của trẻ. Câu hỏi 5: Điều trị viêm mũi dị ứng bằng kháng histamin khi nào nên ngừng thuốc? PGS.TS.BS Lê Công Định: Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, viêm mũi dị ứng thường dai dẳng và kéo dài nên thường phải điều trị kháng histamin kéo dài và liên tục, ít nhất 4 tuần, thậm chí có bệnh nhân phải điều trị 3 đến 6 tháng. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc như Bilastine, Fexofenadine, Desloratadine có thể dùng kéo dài để kiểm soát triệu chứng cũng như phòng các bệnh khác như hen phế quản. Câu hỏi 6: Trong điều trị ngứa do viêm da cơ địa, nên dùng thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất hay thứ hai? BS.CK2 Nguyễn Thị Ngọc: Trong điều trị viêm da cơ địa, điều trị dưỡng ẩm là nền tảng và điều trị kháng viêm tại chỗ trong đợt cấp. Vai trò của kháng histamin trong điều trị ngứa không nhiều tuy nhiên nếu cần sử dụng nên lựa chọn thế hệ 2 để giảm tác dụng phụ tuy nhiên với bệnh nhân bị ngứa quá, không ngủ được có thể cân nhắc kháng histamin thế hệ thứ nhất. PGS.TS.BS Hoàng Thị Lâm: Bản chất của ngứa trong viêm da cơ địa liên quan đến đáp ứng viêm thông qua Lympho Th2 ,vai trò của histamin không nhiều do đó tác dụng giảm ngứa của kháng histamin trong viêm da cơ địa khá hạn chế, đáp ứng tối đa chỉ từ 10-20%. Tuy nhiên nếu cần sừ dụng nên ưu tiên thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 do ít tác dụng phụ, rất ít độc tính cho gan, thận và tim và không qua hàng rào máu não nên không gây ngủ, do vậy không ảnh hưởng tới khả năng học tập của trẻ. Trong khi đó kháng histamin H1 thế hệ cũ thường phải dùng nhiều lần trong ngày, lại dễ gây buồn ngủ nên không được ưu tiên sử dụng. Câu hỏi 7: Khi nào ngừng sử dụng thuốc kháng histamin cho trẻ em? TS.BS.CK2 Phạm Đình Nguyên: Cần cá thể hóa khi điều trị, thời gian dùng bao lâu tùy vào từng trẻ, nếu thuốc mà khi dùng tác dụng phụ nhiều hơn tác dụng chính thì cần phải ngừng. Bên cạnh đó, có thể ngừng thuốc khi hết triệu chứng, ví dụ trong mày đay cấp thường dùng thêm 4 ngày sau khi hết triệu chứng, còn trong mày đay mãn hoặc điều trị viêm mũi dị ứng thường ngừng khi điều trị đủ 4 tuần. Tuy nhiên nếu ngưng thuốc mà triệu chứng quay trở lại thì vẫn tiếp tục phải dùng thuốc. Trong viêm mũi dị ứng, nếu sau 4 tuần không đáp ứng thường phải đổi thuốc khác, trái lại trong điều trị mày đay, có thể tăng liều gấp đôi sau 2 tuần, và nếu sau 2 tuần không đáp ứng có thể tăng lên 4 lần liều chuẩn, nếu sau 2 tuần nữa không đáp ứng thì phải đổi thuốc khác. Bệnh nhân 22 tuổi bị ngứa, dị ứng từ nhỏ, tới lớn vẫn không hết, nguyên nhân là gì ? PGS.TS.BS Hoàng Thị Lâm: Cần thêm nhiều thông tin để chẩn đoán như Da bị ngứa liệu có liên quan đến dị ứng hay chỉ đợt này bị ngứa, và ngứa bao lâu và nguyên nhân gì. Do vậy nên đưa bệnh nhân đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp Câu hỏi 9: Để đề phòng các bệnh lý viêm mũi dị ứng và bệnh lý đường hô hấp, nên có các biện pháp nào? PGS.TS.BS Lê Công Định: Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày là biện pháp phổ biến để vệ sinh mũi, giúp mũi sạch, thông thoáng. Bên cạnh đó, tránh các yếu tố kích thích như khói thuốc lá, tránh bụi, các dị nguyên cũng như tiêm vắc xin có thể phòng ngừa các bệnh lý dị ứng đường hô hấp. Câu hỏi 10: Làm thế nào để cha mẹ có thể duy trì thói quen dưỡng ẩm da cho trẻ hàng ngày một cách hiệu quả? PGS.TS.BS Hoàng Thị Lâm: nên lưu ý thời điểm sử dụng dưỡng ẩm muộn nhất 30 phút sau khi tắm để hấp thu dưỡng ẩm tốt nhất, bên cạnh đó nên dùng vào một thời điểm nhất định để dễ nhớ, nên sử dụng khi tay sạch để tránh da tiếp xúc với các dị nguyên sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng. Cuối cùng, nên sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp với vị trí da, mùa, loại da của trẻ để trẻ dễ tuân thủ hơn
Để quản lý trẻ có viêm mũi dị ứng kèm theo hen, cần có những lưu ý đặc biệt nào? BS.CK2 Nguyễn Thị Ngọc: Cần kiểm soát hoàn toàn hai bệnh lý này vì chúng thường tương hỗ với nhau, chỉnh liều tùy thuộc vào đáp ứng của trẻ, cần giải thích với bệnh nhân về việc tuân thủ điều trị và tái khám đều đặn. PGS.TS.BS Lê Công Định: Về chiến lược điều trị, cần sạch mũi và thông mũi, không còn hắt hơi, sổ mũi và không còn triệu chứng. Nên dùng thuốc có thể điều trị đồng thời 2 bệnh như thuốc kháng leukotrien. Về lâu dài có thể cân nhắc sử dụng giải mẫn cảm đặc hiệu. Câu hỏi 12: Dùng hai thuốc kháng histamin khác nhau trong điều trị viêm mũi xoang dị ứng có hợp lý không? TS.BS.CK2 Phạm Đình Nguyên: Cần xem xét nguyên tắc phối hợp thuốc, với kháng sinh dùng kết hợp hai thuốc có thể mở rộng phổ hoặc tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên với kháng histamin, không có tài liệu hay phác đồ chứng minh việc kết hợp hai thuốc cho hiệu quả cộng hợp. PGS.TS.BS Lê Công Định: Với thuốc kháng histamin, cơ chế tác dụng là cùng tranh chấp chiếm giữ thụ thể H1 do đó chúng không có tác dụng hiệp đồng nên chỉ sử dụng một loại kháng histamin thay vì hai loại khác nhau. Thay vào đó nên kết hợp hai thuốc có cơ chế khác nhau, ví dụ kháng histamin và kháng leukotriene. Câu hỏi 13: Trẻ đang bị hen kết hợp viêm mũi dị ứng chảy nước mũi nhiều có nên sử dụng thuốc kháng histamin để làm giảm triệu chứng không? PGS.TS.BS Lê Công Định: Triệu chứng chảy nước mũi phần lớn do tăng giải phóng histamin nên việc dùng kháng histamin có thể làm giảm triệu chứng chảy mũi, qua đó cũng góp phần làm giảm triệu chứng hen. PGS.TS.BS Hoàng Thị Lâm: Lưu ý không nên sử dụng kháng histamin H1 làm đặc quánh đờm do vậy có thể làm nặng thêm bệnh hen Câu hỏi 14: Việc điều trị kháng histamin ở trẻ em mắc các bệnh gan thận cần được điều chỉnh liều thế nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả? Câu hỏi 15: Kháng histamin có vai trò gì trong điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em, và hiệu quả của chúng đã được đánh giá như thế nào? PGS.TS.BS Hoàng Thị Lâm: Trong viêm da cơ địa, đáp ứng viêm chủ yếu thông qua lympho Th2 do đó vài trò của kháng histamin không cao. Tuy nhiên, một bệnh không chỉ do một cơ chế gây bệnh mà kết hợp nhiều cơ chế khác nhau cũng như bệnh nhân có thể mắc nhiều bệnh lý đi kèm, ví dụ viêm da cơ địa kèm dị ứng thức ăn hay viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi dị ứng, hen…Những bệnh đi kèm này thường đáp ứng rất tốt với kháng histamin, do đó cần xem xét những bệnh lý kết hợp với viêm da cơ địa để cân nhắc sử dụng kháng histamin. Trong trường hợp không có những bệnh lý phối hợp, vai trò của kháng histamin khá hạn chế, nó chỉ có thể làm giảm ngứa được từ 10-20% do trong bệnh lý này, ngứa chủ yếu do viêm da, khô da chứ không phải việc thoát bọng tế bào Mast. Câu hỏi 16: Sử dụng chất làm mềm đa dạng thêm nước tắm có được sử dụng cho trẻ viêm da cơ địa hay không? PGS.TS.BS Hoàng Thị Lâm: Nên thận trọng vì có thể bệnh nhân dị ứng với chất làm mềm này hoặc chất làm mềm có thể gây ra viêm da kích ứng đối với trẻ. Ở một số vùng có nước cứng, việc làm mềm nước có thể làm giảm tình trạng viêm da cơ địa Câu hỏi 17: Làm sao để giảm nhu cầu sử dụng corticoid bôi tại chỗ trên bệnh nhân viêm da cơ địa? PGS.TS.BS Hoàng Thị Lâm: Corticoid bôi tại chỗ là một điều trị hiệu quả trong viêm da cơ địa, tuy nhiên nên đưa ra chỉ định đúng để kiểm soát tốt bệnh cũng như kiểm soát tác dụng phụ. Tuy nhiên khi đã kiểm soát tốt được viêm da cơ địa như tình trạng khô da, viêm da thì có thể giảm thiểu được nhu cầu sử dụng corticoid. Trong một số trường hợp cần thiết, có thể sử dụng các thuốc khác như Tacrolimus thay thế corticoid. Cần lưu ý, dưỡng ẩm là điều trị nền tảng trong viêm da cơ địa. Trong viêm da cơ địa nhẹ, chỉ cần dùng dưỡng ẩm cũng có thể kiểm soát được bệnh trong khi với viêm da cơ địa trung bình và nặng, nếu dùng dưỡng ẩm tốt cũng cải thiện được khá nhiều triệu chứng của viêm da cơ địa. Hội thảo đã kết thúc với những kết luận quan trọng từ các chuyên gia. Những nội dung chính nổi bật trong hội thảo bao gồm: nhận diện sớm và can thiệp kịp thời tiến trình dị ứng có thể giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn; sử dụng dưỡng ẩm sớm có thể cải thiện tiến trình dị ứng và Atopiclair là dưỡng ẩm hiệu quả, an toàn trong điều trị viêm da cơ địa. Bên cạnh đó Bilastine là kháng histamin thế hệ 2 có ưu điểm an toàn, không qua hàng rào máu não, không chuyển hóa qua gan, phù hợp với bệnh nhi; điều trị mày đay mạn tính theo khuyến cáo EAACI có thể tăng liều kháng histamin gấp 4 lần khi cần và xem xét liệu pháp sinh học như Omalizumab cho trường hợp kháng trị; kiểm soát viêm mũi dị ứng không chỉ giúp giảm triệu chứng tại chỗ mà còn hỗ trợ kiểm soát hen suyễn, giảm nguy cơ đợt cấp và tổn thương đường thở lâu dài; đồng thời, các xu hướng mới như liệu pháp miễn dịch đặc hiệu (AIT) và thuốc sinh học (Omalizumab, Dupilumab) đang mở ra những cơ hội điều trị tối ưu hơn cho bệnh nhân dị ứng nặng, không đáp ứng với phác đồ truyền thống. Video đầy đủ phần hỏi đáp tại đây. Nguồn: Alobacsi |