Cập nhật về sử dụng kháng histamin trong điều trị các bệnh lý Tai Mũi Họng
Tại Hội nghị khoa học thường niên Tai- Mũi- Họng 2025 do hội Tai Mũi Họng TPHCM và các tỉnh phía Nam phối hợp cùng các đơn vị chuyên ngành Tai Mũi Họng tại Tp. Đà Nẵng tổ chức, báo cáo của THS.BSCK2. Nguyễn Minh Hảo Hớn, trưởng khoa Mũi xoang- bệnh viện Tai Mũi Họng tp. HCM về cập nhật sử dụng kháng histamin trong các bệnh lý Tai Mũi Họng đã nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu tham dự.
Theo ThS.BSCK2. Nguyễn Minh Hảo Hớn, thuốc kháng histamin đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị nhiều bệnh lý Tai Mũi Họng, đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến cơ chế dị ứng như viêm mũi dị ứng, bệnh chiếm tỉ lệ đáng kể 18.4% trong các bệnh lý Tai Mũi Họng ở trẻ em tại Việt Nam. Bên cạnh đó bệnh viêm mũi xoang cũng là bệnh lý phổ biên trong Tai Mũi Họng, chiếm tỉ lệ đáng kể 30-35% tại Bệnh viện TMH TP.HCM. Mặc dù kháng sinh đóng vai trò chính trong điều trị viêm mũi xoang do nhiễm khuẩn, thuốc kháng histamin có thể được cân nhắc trong các trường hợp viêm mũi xoang dị ứng hoặc có thành phần dị ứng. Với bệnh viêm tai giữa cấp, thanh dịch: thuốc kháng histamin có thể được cân nhắc trong các trường hợp viêm tai giữa có liên quan đến dị ứng hoặc rối loạn chức năng vòi nhĩ do dị ứng ( còn nhiều tranh cãi). Với Viêm thanh quản dị ứng, thuốc kháng histamin là một phần của phác đồ điều trị đa mô thức, phối hợp với các biện pháp khác như tránh dị nguyên và sử dụng corticosteroid.
Về điều trị, các hướng dẫn hiện đại từ Tổ chức ARIA (Allergic Rhinitis and its Impact on Asthma) năm 2020 và 2023 khuyến cáo sử dụng thuốc kháng histamin thế hệ hai làm liệu pháp đầu tay cho viêm mũi dị ứng mức độ nhẹ đến trung bình. Đối với các trường hợp nặng hơn hoặc khi triệu chứng tắc nghẽn mũi là nổi bật, nên kết hợp với corticosteroid dạng xịt mũi. Trong khi đó, hiệp hội Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch Hoa Kỳ ( AAAAI) và Hiệp hội Tai Mũi Họng Hoa Kỳ ( AAO-HNS) năm 2023 khuyến cáo phối hợp thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 với corticosteroid dạng xịt mũi cho những trường hợp viêm mũi dị ứng mức độ nặng hoặc dai dẳng. Sự kết hợp này giúp kiểm soát hoàn toàn các triệu chứng, bao gồm cả tắc nghẽn mũi mà thuốc kháng histamin đơn độc không đủ hiệu quả.
Về liều lượng và thời gian điều trị, các hướng dẫn hiện đại nhấn mạnh việc sử dụng thuốc kháng histamin thường xuyên hơn là khi cần thiết trong giai đoạn cấp tính để đạt được hiệu quả tối ưu. Điều trị duy trì trong thời gian dài ( trên 3 tháng) có thể được cân nhắc trong viêm mũi dị ứng dai dẳng, với việc đánh giá định kỳ về hiệu quả và tác dụng phụ. Đối với viêm mũi dị ứng theo mùa, nên bắt đầu điều trị trước mùa dị ứng khoảng 2 tuần và duy trì trong suốt thời gian phơi nhiễm với dị nguyên.
Đối với việc chọn lựa kháng histamin, cần cân nhắc đến mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, thời gian xuất hiện triệu chứng, công việc và lối sống của bệnh nhân, bệnh đồng mắc, tiền sử đáp ứng với thuốc kháng histamin trước đó. Trong các kháng histamin, Bilastine là thuốc được ưu tiên lựa chọn cho bệnh nhân cần tỉnh táo trong công việc hay khi kết hợp với rượu và thuốc ức chế thần kinh trung ương do chiếm giữ thụ thể H1 ít nhất. Trong khi Fexofenadine có thể đươc ưu tiên lựa chọn trên bệnh nhân suy gan vì ít chuyển hóa qua gan thì Bilastine có thể được lựa chọn cho cả bệnh nhân suy gan và suy thận do đặc tính dược động học thuận lợi. Với trẻ em, Bilastine 10 mg cũng là lựa chọn thích hợp do tác dụng phụ tương đương giả dược, trong đó dạng bào chế viên nén tan trong miệng được ưu tiên lựa chọn do đó là dạng bào chế đã được chứng minh được yêu thích bởi cả trẻ em và người chăm sóc trẻ.
Tóm lại, thuốc kháng histamin đóng vai trò quan trọng trong điều trị nhiều bệnh lý Tai Mũi Họng có cơ chế dị ứng, đặc biệt là viêm mũi dị ứng. Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 được ưu tiên lựa chọn do hiệu quả tốt và ít tác dụng phụ. Trong đó Bilastine là lựa chọn thích hợp cho cả người lớn và trẻ em do những ưu điểm nổi bật về cả hiệu quả, tính an toàn cũng như dạng bào chế phù hợp
Link bài báo cáo tại đây: LINK
Tiếp theo, trong phiên Mũi xoang của hội nghị, TS.BS. Phạm Lê Duy, bộ môn Sinh lý- Sinh lý bệnh Miễn dịch- Đại học Y dược tp. HCM đã trình bày về “ Đa mô thức để kiểm soát tốt viêm mũi dị ứng” trong đó đã nêu ra Đồng thuận quốc tế về Viêm mũi dị ứng 2023 với 144 chủ đề và 87 tác giả có uy tín trong lĩnh vực được mời tham gia đánh giá các bằng chứng khoa học hiện có và mới cập nhật về viêm mũi dị ứng, để đưa ra các thang đánh giá cũng như các khuyến nghị dựa trên các bằng chứng đó. Đồng thuận này đã chỉ ra rằng kháng histamin H1 đường uống và corticoid xịt mũi là những lựa chọn ưu tiên và phổ biến nhất trong điều trị viêm mũi dị ứng. Bên cạnh việc dùng thuốc, việc tưới rửa mũi, giảm thiểu tiếp xúc với dị nguyên, tránh các yếu tố kích phát triệu chứng cũng là những liệu pháp điều trị hữu hiệu. Trong các thuốc kháng Histamin H1, Bilatine đã được chứng minh hiệu quả hơn Fexofenadine trong việc kiểm soát các triệu chứng của viêm mũi dị ứng ở ngày đầu tiên. Khi so sánh với Cetirizine, Bilastine ít gây buồn ngủ, mệt mỏi và các tác dụng phụ không mong muốn hơn ( tương đương với giả dược). Bilastine với hàm lượng 20mg dùng cho người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên trong khi bilastine 10mg được chỉ định cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi
Link bài báo cáo tại đây: LINK
Bên cạnh đó, trong phiên TMH Nhi, bài báo cáo” Sử dụng thuốc kháng histmin trong điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em” của PGS.TS.BS. Hoàng Thị Lâm, trưởng khoa Miễn dịch Lâm sàng- Bệnh viện Tâm Anh, chủ tịch Liên chi hội thầy thuốc trẻ Việt Nam chuyên ngành Miễn dịch Dị ứng đã nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu tham dự. Trong bài báo cáo, PGS. Lâm cho biết kháng histamin H1 thế hệ 2 là thuố lựa chọn đầu tay trong điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em và việc lựa chọn thuốc nên dựa trên hiệu quả cũng như tính an toàn của thuốc trên trẻ em. Trong bài trình bày, PGS. Lâm đã nêu ra một số thuốc kháng histamin dành cho trẻ em, trong đó Bilastine là thuốc có nhiêu ưu điểm như thời gian khởi phát tác dụng 24h, không chuyển hóa qua gan, không tương tác thuốc và không gây buồn ngủ, ít tác dụng phụ. Các nghiên cứu cũng chứng mình rằng Bilastine 10mg an toàn tương đương giả dược trên nhóm bệnh nhân từ 2 đến dưới 12 tuổi và không gây an thần trên nhóm bệnh nhân này
Link đầy đủ bài báo cáo tại đây: LINK