Tư vấn - Hỏi Đáp

Một số câu hỏi thường gặp và giải đáp. 

Tôi bị ngứa cổ và ho có đàm, được dược sĩ ở nhà thuốc kê thuốc Acemuc, nhưng ngày đầu tiên tôi dùng thuốc thấy bị ho nhiều hơn. Vậy tôi có nên tiếp tục uống Acemuc nữa không?”

Bạn thân mến, ho đàm là 1 triệu chứng thường gặp. Các thuốc tan đàm như N Acetyl Cystein có tác dụng cắt các phân tử đàm thành những phân tử nhỏ hơn giúp việc ho khạc dễ dàng và hiệu quả. Acemuc chính là chất tan đàm giúp làm loãng đàm. Vì vậy, trong những ngày đầu tiên khi dùng thuốc bạn sẽ thấy ho nhiều hơn , là do cơ chế làm loãng đàm của thuốc . Bạn vẫn nên tiếp tục sử dụng mà không phải lo lắng nhiều.

PGS TS LÂM HUYỀN TRÂN
Trưởng khoa LCK Mắt-Tai Mũi Họng
BV Nguyễn Tri Phương
Ủy viên BCH Hội Tai Mũi Họng TP.HCM & các tỉnh phía Nam

Tôi bị đái tháo đường và viêm phế quản mãn tính, được BS kê thuốc Acemuc, uống đã được trên 3 tháng. Cho tôi hỏi Acemuc dùng cho người bị đái tháo đường lâu ngày có an toàn không?

Acemuc có thể dùng được cho người bệnh đái tháo đường, không có tương tác với thuốc điều trị đái tháo đường nên có thể sử dụng được. Tuy nhiên, về thời gian sử dụng lâu dài cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ .

PGS TS LÂM HUYỀN TRÂN
Trưởng khoa LCK Mắt-Tai Mũi HọngBV Nguyễn Tri Phương
Ủy viên BCH Hội Tai Mũi Họng TP.HCM & các tỉnh phía Nam

Mỗi khi giao mùa, 2 bé nhà tôi thường rất hay bị sổ mũi và ho. Xin bác sĩ cho tôi hỏi có biện pháp nào nâng cao sức đề kháng của bé cũng như phòng tránh được các bệnh này khi trời trở lạnh không?

Để nâng cao sức đề kháng của bé tốt nhất là cho ăn đủ chất, ngủ đủ giấc, uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên. Vì bé rất dễ sổ mũi và ho đặc biệt khi giao mùa nên phải chú ý đến sự thay đổi môi trường. Khi nhiệt độ môi trường thay đổi bé sẽ dễ viêm mũi họng như khi nóng quá hay thời tiết trở lạnh. Chú ý giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng cổ,ngực và 2 bàn chân.Mang khẩu trang khi ra ngoài cũng có tác dụng giảm tiếp xúc với không khí ô nhiễm hay không khí lạnh.

PGS TS LÂM HUYỀN TRÂN
Trưởng khoa LCK Mắt-Tai Mũi HọngBV Nguyễn Tri Phương
Ủy viên BCH Hội Tai Mũi Họng TP.HCM & các tỉnh phía Nam

Bé nhà tôi hay bị ho sặc sụa, liên tục dùng siro ho, tuy nhiên siro dùng 3 ngày 1 lần, hơi bất tiện cho bé dùng tại trường. Xin bác sĩ cho tôi lời khuyên có thuốc nào có thể dùng 2 lần 1 ngày tiện lợi hơn.

Thông thường thuốc ho có thể sử dụng 2- 3 lần/ ngày tùy vào mức độ ho. Nếu bé nhà bạn là ho đàm thì bạn có thể sử dụng thuốc ho long đàm như Acemuc có thể sủ dụng 2 lần/ ngày. Tuy nhiên vì bé hay bị ho sặc sụa., liên tục dùng siro ho thì bạn cần đưa bé đến khám bác sĩ để tìm nguyên nhân của ho nhé .

PGS TS LÂM HUYỀN TRÂN
Trưởng khoa LCK Mắt-Tai Mũi HọngBV Nguyễn Tri Phương
Ủy viên BCH Hội Tai Mũi Họng TP.HCM & các tỉnh phía Nam

Tôi đã bị ho 3 năm nay, đi chữa ở rất nhiều nơi. Các lần khám trước BS bảo tôi bị viêm phế quản và viêm họng mãn tính nhưng chữa mãi không thuyên giảm mà còn nặng thêm. Lần khám mới nhất tôi có đi khám ở bệnh viện, có đi chụp chiếu (phổi hồng đẹp không có vấn đề, dạ dày viêm và có nhiều dịch) các BS bảo tôi bị trào ngược dịch mật, viêm họng mãn tính. Về nhà, tôi uống thuốc 2 tháng nhưng vẫn không thấy bệnh tình thuyên giảm. Mong BS cho tôi lời khuyên.

Bệnh viêm phế quản mạn và viêm họng mạn là những bệnh mạn tính nên triệu chứng thường kéo dài và điều trị cũng kéo dài. Trường hợp của bạn nếu thấy uống thuốc không đỡ cần đến bệnh viện chuyên khoa để được kiểm tra thêm như : nội soi phế quản, nội soi tai mũi họng , xét nghiệm đàm ... hoặc chụp CT ngực .

PGS TS LÂM HUYỀN TRÂN
Trưởng khoa LCK Mắt-Tai Mũi HọngBV Nguyễn Tri Phương
Ủy viên BCH Hội Tai Mũi Họng TP.HCM & các tỉnh phía Nam

Thưa bác sĩ cháu năm nay 23 tuổi, cháu hay bị viêm họng, gần đây cháu ho có đàm nhiều và kéo dài hơn 3 tháng, mà ho giống như nà cố ý ho,ho rất kì đi khám nhiều nơi mà vấn không thấy bớt, BS chuẩn đoán cháu bị viêm xoang và viêm hong man mà uống thuốc lâu rồi vẫn không bớt, xin BS giúp cháu

Viêm họng là một bệnh chuyên biệt do nhiều nguyên nhân gây ra như nhiễm siêu vi, nhiễm trùng hoặc do kích ứng một số tác nhân như dị ứng hóa chất, dùng chất kích thích (trà, cà phê, thuốc lá...). Hoặc viêm họng là một biến chứng của bệnh lý khác như viêm mũi xoang, bệnh lý đường hô hấp trên và dưới như viêm khí phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi thậm chí có thể nhiễm lao phổi, và một bệnh lý gần đây trở thành nổi bật đó là trào ngược dạ dày - thực quản hay trào ngược họng - thanh quản. Trong trường hợp của cháu ho hơn 3 tháng, mà ho như gặng giọng, cố ý ho mới thấy dễ chịu nghĩa là ho kéo dài, mạn tính. Với triệu chứng đơn giản như cháu mô tả thì chưa đủ dữ liệu chuyên môn để kết luận chẩn đoán chính xác. Tuy nhiên, có thể sơ bộ chẩn đoán cháu bị viêm họng mạn tính.Cháu cần tới chuyên khoa TMH để được chẩn đoán chính xác.

TS. BS NGUYỄN NGỌC MINH,
Giảng viên bộ môn Tai Mũi Họng, Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch
Ủy viên BCH Hội Tai Mũi Họng TP.HCM & các tỉnh phía Nam

Em bị viêm xoang đã 8 năm. Em bị sổ mũi + ho có đàm đã gần 1 tuần nhưng không thể uống thuốc gì được vì em đang có thai 7 tuần. Xin hỏi BS có cách điều trị nào không ảnh hưởng đến thai nhi không? Cám ơn bác sĩ

Qua câu hỏi tôi biết quan tâm lớn nhất của em là việc điều trị ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi trong bào thai hơn cả bệnh viêm mũi xoang mạn mà em đã bị 8 năm. Có hai vấn đề trong bệnh trạng của em đó là viêm mũi xoang mạn và sổ mũi ho hoảng 01 tuần nay là biểu hiện của cảm cúm nói chung hay viêm đường hô hấp trên cấp tính. Đây là một tình trạng bệnh mà các thai phụ thường mắc phải trong 4 tháng đầu thai kỳ do nhiều nguyên nhân như thay đổi thời tiết, dị ứng, nhiễm siêu vi, nhiễm trùng đường hô hấp trên… do sự suy giảm sức khỏe của mẹ khi mang thai. Một số nhiễm siêu vi trong những tháng đầu thai kỳ gây ảnh hưởng đến sự phát triển thai còn nguy hiểm gấp trăm ngàn lần thuốc uống ảnh hưởng đế thai nữa (nhiễm ban độc, nhiễm Zika…). Những năm gần đây nhiều nghiên cứu các loại thuốc tác động đến thai nhi và thai kỳ đã được y khoa nghiên cứu kỹ lưỡng và công bố cho các y bác sĩ lâm sàng biết nên việc dùng thuốc đã trở nên dễ dàng cho dù với người có thai bất kỳ tháng nào. Bất cứ dược liệu nào khi sử dụng cho thai phụ đều phải được khuyến cáo và ghi rõ trong phiếu điều trị cho dù đó là thuốc bổ. Tuy nhiên, em cũng đừng quá hoang mang khi điều trị bệnh, việc điều trị của em tốt nhất là có sự theo dõi và chỉ định của y bác sĩ chính qui trong cơ sở y tế hợp pháp.Chúc em vui khỏe.

TS. BS NGUYỄN NGỌC MINH,
Giảng viên bộ môn Tai Mũi Họng, Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch
Ủy viên BCH Hội Tai Mũi Họng TP.HCM & các tỉnh phía Nam

Chào bác sỹ , con em gần 4 tuổi , gần tuần nay bé ho và chảy mũi , dịch mũi xanh lè , đặc biệt là khi bé hít vào là bé ho. BS cho em hỏi con em bị bệnh gì, và cách điều trị như thế nào?

Triệu chứng ho, sổ mũi xanh ở trẻ em rất thường gặp và là biểu hiện của vài bệnh TMH như viêm V.A, viêm amiđan, viêm mũi dị ứng bội nhiễm. Ở trẻ 4 tuổi như con em thì khả năng viêm xoang hàm hầu như không có, chỉ có thể bị viêm tế bào sàng mới phát triển mà thôi. Nói chung đây là viêm nhiễm đường hô hấp trên ở trẻ em. Việc điều trị khá dễ dàng với thuốc tiêu đàm, giảm tiết mũi, và chế độ vệ sinh thường thức trong sinh hoạt như tránh ngậm tay, đồ chơi, tránh ở máy lạnh suốt đêm, ăn uống đủ nước và dinh dưỡng. Việc dùng trụ sinh cần có chỉ định của y bác sĩ. Nếu tái phát nhiều lần và đề kháng điều trị cần cân nhắc vấn đề nạo V.A cho trẻ.

TS. BS NGUYỄN NGỌC MINH,
Giảng viên bộ môn Tai Mũi Họng, Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch
Ủy viên BCH Hội Tai Mũi Họng TP.HCM & các tỉnh phía Nam

Cháu có bé được 13 tháng tuổi. Khi thời tiết thay đổi hoặc lạnh, bé thường ho liên tục. Khi đi khám, bác sĩ bảo viêm phế quản và kê thuốc kháng sinh cho bé uống. Uống hết đơn thuốc mà bé cũng không hết ho, trừ khi nào thời tiết ấm lên bé mới đỡ. Cháu thấy rất lo khi thời tiết sắp trở lạnh. Vậy cháu phải làm gì ạ, cháu rất mong nhận được lời khuyên từ bác sĩ ạ. Cháu xin cảm ơn.

Trẻ nhỏ sơ sinh (12 tháng tuổi) khi thay đổi thời tiết hoặc ngủ trong phòng máy lạnh suốt ngày đêm cho dù nhiệt độ chỉnh ở 28 – 30 độ C, hoặc do gió quạt thẳng vào người cháu một thời gian dài có thể gây phản ứng ho. Điều trị khá đơn giản là giữ ấm cơ thể, không nên tập các cháu ở trong máy lạnh suốt ngày đêm, tránh cho các cháu ngậm tay nhiều, thường xuyên thay tả áo, quần khi cháu đái ướt, ọc hay trớ sữa ra áo. Chúc cháu và bé nhiều sức khỏe.

TS. BS NGUYỄN NGỌC MINH,
Giảng viên bộ môn Tai Mũi Họng, Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch
Ủy viên BCH Hội Tai Mũi Họng TP.HCM & các tỉnh phía Nam