Trong những năm qua, việc điều trị cho bệnh nhân Tai Mũi Họng tại TP.HCM đã ứng dụng nhiều phương pháp, kỹ thuật điều trị mới, mang đến những hiệu quả tối ưu cho bệnh nhân. Điều này được xem như bước tiến dài từ phẫu thuật nội soi với những hiệu quả vượt trội, việc chuẩn hóa phác đồ điều trị và kỹ thuật mổ, đến những khóa huấn luyện, hội thảo chuyên đề nhằm công bố những công trình khoa học uy tín, phổ biến và nâng cao chất lượng phẫu thuật nội soi trên quy mô cả nước.
Trong những năm qua, việc điều trị cho bệnh nhân Tai Mũi Họng tại TP.HCM đã ứng dụng nhiều phương pháp, kỹ thuật điều trị mới, mang đến những hiệu quả tối ưu cho bệnh nhân. Điều này được xem như bước tiến dài từ phẫu thuật nội soi với những hiệu quả vượt trội, việc chuẩn hóa phác đồ điều trị và kỹ thuật mổ, đến những khóa huấn luyện, hội thảo chuyên đề nhằm công bố những công trình khoa học uy tín, phổ biến và nâng cao chất lượng phẫu thuật nội soi trên quy mô cả nước.
Xin được bắt đầu bằng phương pháp phẫu thuật nội soi. Với sự phát triển của công nghệ, phẫu thuật nội soi được xem là phương pháp tối ưu để điều trị các bệnh lý cần phẫu thuật nhưng lại đem đến hiệu quả vượt trội hơn hẳn so với phương pháp mổ truyền thống. Phẫu thuật nội soi có thể ứng dụng nhiều lĩnh vực chuyên môn, trong đó có tai mũi họng, có mũi-xoang. Điều này đã mang lại những kết quả như thế nào, thưa BS?
GS.TS.BS Phạm Kiên Hữu: Từ thập niên 70 của thế kỷ trước, việc ứng dụng kỹ thuật nội soi đã được dùng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh mũi-xoang. Kỹ thuật này đã chứng minh được các ưu thế vượt trội khi cung cấp hình ảnh rõ ràng, chi tiết các cấu trúc trong hốc mũi, giúp các phẫu thuật viên tiếp cận và xử trí chính xác, an toàn và hiệu quả các bệnh tích, nằm sâu trong hốc mũi, giữ được các mô lành, bảo tồn các cấu trúc và chức năng vùng mũi-xoang, giúp quá trình mổ được tiến hành nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn, thời gian sau mổ được rút ngắn hơn, giảm cảm giác khó chịu của người bệnh sau mổ. Phẫu thuật qua nội soi đã được công nhận và áp dụng ngày càng rộng rãi, trở thành kỹ thuật được yêu thích, chọn lựa trong xử lý các bệnh mũi-xoang.
Sau khi tốt nghiệp nội trú Tai Mũi Họng, nhờ được sự động viên và hướng dẫn của Quý Thầy cùng các bác sĩ đàn anh, tôi đã hăng hái đi sâu vào nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật mổ nội soi mũi-xoang. Sau khi bảo vệ thành công đề tài nghiên cứu ứng dụng này, chúng tôi đã bắt tay vào các nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật mới. Bệnh viện Đại học Y Dược và Bộ môn Tai Mũi Họng đã bắt đầu tổ chức các khóa học đầu tiên về phẫu thuật nội soi mũi-xoang. Về sau này, cùng với sự phát triển của công nghệ, kỹ thuật mới như: bipolar máy bào mô (shaver), laser... các kỹ thuật mới đã được ứng dụng thành công tại Bệnh viện, mang lại các bước tiến mới, gia tăng hiệu quả và tính an toàn. Tiếp đến, cách phẫu thuật nội soi hốc mũi đã được mở rộng từ bệnh lý viêm xoang sang giải quyết các bệnh khác ở vùng hốc mũi và các xoang cạnh mũi; phẫu thuật nội soi dần mở rộng sang xử trí các bệnh tích của các cơ quan lân cận như: Ổ mắt (giải áp ổ mắt, giải áp thần kinh thị...), sàn sọ (vá lỗ rò dịch não tủy qua mũi, phối hợp với các bác sĩ chuyên khoa thần kinh lấy các tổ chức u lân cận hay đã xâm lấn sàn sọ...).
Ban đầu, phẫu thuật nội soi chủ yếu chỉ được ứng dụng trong lĩnh vực mũi xoang, kỹ thuật nội soi dần được ứng dụng vào giải quyết bệnh tích vùng tai (phẫu thuật mở sào bào - thượng nhĩ có hoặc không kèm theo vá nhĩ, phẫu thuật khoét rộng đá - chũm, tạo hình xương con...) hoặc vùng thanh quản (phẫu thuật nội soi thanh quản dưới nội soi ống cứng). Có thể nói ống nội soi là trợ thủ đắc lực cho các phẫu thuật viên tai mũi họng, giúp các phẫu thuật viên tai mũi họng tiếp cận mục tiêu của “phẫu thuật ít xâm lấn” - “hiệu quả tối đa - sang thương tối thiểu” đó là yêu cầu tối cao, là mục tiêu cho bất kỳ một kỹ thuật mổ hiện đại nào.
BS đã học tập chuyên sâu về nhiều nội dung Nội soi mũi xoang, phẫu thuật nội soi sàn sọ tại Áo, Đài Loan, Singapore và Mỹ, cùng rất nhiều những cuộc hội thảo chuyên sâu hàng năm ở lĩnh vực TMH nói chung và Mũi-Xoang nói riêng. Những điều gì ấn tượng nhất với BS trong chẩn đoán, điều trị bệnh TMH, Mũi-Xoang?
GS.TS.BS Phạm Kiên Hữu: Những ấn tượng lớn nhất mà bản thân tôi có dịp trải nghiệm là ở các nước tiên tiến trong mỗi giờ giảng trên giảng đường, học viên mang theo laptop down bài về và note trong máy tính luôn, mỗi giờ học chiếm gần phân nửa là thảo luận và hỏi đáp. Thư viện rất hiện đại và cởi mở, các học viên được cung cấp các tài liệu được cập nhật, được các bác sĩ đàn anh theo “cấp bậc” theo sát giúp đỡ (thí dụ năm thứ hai dạy dỗ năm thứ nhất). Đặc biệt các bác sĩ nội trú thực tập, dù phải đi một vòng các bệnh viện lớn trước khi tốt nghiệp hay khi đến bệnh viện thì việc thực hiện một quy trình phẫu thuật đều gần như giống nhau. Điều này cho thấy có sự thống nhất về chương trình giảng dạy liên trường, liên bệnh viện thực tập.
Từng đảm nhận công việc Phó chủ nhiệm Bộ môn TMH ĐHYD, là giảng viên ĐH, điều mà BS mong mỏi nhất là gì?
GS.TS.BS Phạm Kiên Hữu: Là một bác sĩ lâm sàng, một giảng viên trong trường đại học Y Dược tôi đã đặt ra cho mình 3 nhiệm vụ cần phải tiến hành song song là:
Ngoài 2 nhiệm vụ nổi bật như giảng dạy và điều trị là công việc hàng ngày, thì các nghiên cứu trong quá trình hành nghề giúp trả lời các câu hỏi nảy sinh qua quan sát lâm sàng, giúp nâng cao hiểu biết và đóng góp một phần nhỏ bé vào kho tàng kiến thức chung của ngành. Trong quá trình giảng dạy, ngoài một số vấn đề phục vụ cho công tác thì một trong những đam mê của tôi là đọc các tài liệu nước ngoài. Khi đọc xong, sau cảm giác hạnh phúc vì đã học được các kiến thức mới, tôi thấy mình cần phải ghi lại các điều chiêm nghiệm để các đồng nghiệp đi sau đỡ mất thời gian tìm đọc khổ sở như tôi. Chính vì thế mà tôi đã là chủ biên của 6 quyển sách và tham gia viết trên 10 quyển sách trong lĩnh vực TMH và phẫu thuật xoang. Hy vọng rằng các quyển sách có thể phần nào bổ sung những kiến thức cho các sinh viên, bác sĩ trẻ tham khảo. Cho đến nay, công việc viết sách tôi vẫn đang tiếp tục thực hiện như một thói quen, một thú tiêu khiển hàng ngày.
Chi Hội Mũi-Xoang nói riêng và Liên Chi Hội TMH TP.HCM nói chung, trong nhiều năm qua đã phối hợp cùng nhiều tổ chức khoa học có nhiều hoạt động thiết thực nhằm chuẩn hóa phác đồ điều trị và kỹ thuật mổ nội soi, tổ chức nhiều khóa huấn luyện, hội thảo chuyên đề nhằm công bố những công trình khoa học uy tín, phổ biến và nâng cao chất lượng PTNS trên quy mô cả nước. Điều này đã mang lại những kết quả như thế nào, thưa BS?
GS.TS.BS Phạm Kiên Hữu: Chi Hội Mũi-Xoang là một tổ chức thành viên của Liên Chi Hội TMH TP.HCM, hoạt động dưới sự chỉ đạo và giúp đỡ của Liên Chi Hội nói chung, cùng Liên Chi Hội tham gia tích cực trong nhiều hoạt động thiết thực trong các lĩnh vực:
Các khóa học này đã giúp học viên thêm nhiều kinh nghiệm thực tế, qua quá trình “cầm tay chỉ việc” trong khi thực tập trở nên tự tin hơn, khắc phục giới hạn trước đây trong khi thực hiện các ca mổ nội soi mũi-xoang.
Từ đầu năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của tình hình dịch Covid-19 trên toàn cầu, các hội nghị khoa học, các hội thảo có sự tham dự của các giảng viên người nước ngoài bị đình trệ. Hi vọng dịch bệnh sẽ sớm qua đi và Hội sẽ tiếp tục các kế hoạch với động lực và thành quả mới tốt đẹp hơn.
Do đặc điểm khí hậu, môi trường Việt Nam nên các bệnh lý TMH rất phổ biến, thường xuyên tái phát và chưa được quan tâm chữa trị triệt để. Những điều này đòi hỏi ở trái tim người thầy thuốc phải nhìn thấy những điều nhỏ nhặt vốn dễ bị lãng quên trong đời sống thường nhật để điều trị tốt nhất cho bệnh nhân, phải không thưa BS?
GS.TS.BS Phạm Kiên Hữu: Thực ra, do vị trí vùng tai mũi họng nhất là vùng mũi-họng là vùng bắt đầu của đường khí-thực; nơi cơ thể người tiếp xúc với ngoại môi, là tiền đồn đầu tiên có nhiệm vụ tiếp nhận, trung hoà ở mức độ cao nhất những khói, bụi, vi khuẩn, siêu vi, nấm mốc, chất độc chất gây ô nhiễm, vật lạ... Các chất này được giữ lại được thải loại ra ngoài qua động tác, khịt mũi, hắt hơi, khạc nhổ hay được nuốt xuống bao tử và bất hoạt trong môi trường acid của bao tử. Chính vì vai trò tiền tiêu đó mà mỗi khi có sự xâm nhập quá mức các yếu tố có hại kể trên hoặc khi cơ thể suy yếu, hệ miễn dịch tại chỗ không còn đủ khả năng bảo vệ thì các bệnh lý sẽ xảy ra ở đây trước tiên. Điều này giải thích tại sao có câu nói “lai rai như bệnh tai mũi họng”. Ngoài vai trò bảo vệ âm thầm vùng khí thực dược, các bệnh vùng mũi họng còn cảnh báo người bệnh về tình trạng sức khoẻ của mình mà chú ý chăm sóc sức khỏe tránh diễn biến nặng như áp xe amidan, viêm tai giữa, viêm hô hấp dưới, nhiễm trùng máu... Vấn đề chính ở đây là phòng ngừa, và đến khám tại các cơ sở tai mũi họng sớm khi bệnh bắt đầu, tránh tâm lý chủ quan, coi nhẹ tình trạng bệnh của mình làm bệnh trở nặng, kéo dài trở nên khó trị.
Nhiều người chủ quan, xem thường khi điều trị bệnh viêm xoang, đến khi bệnh tiến triển nặng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. BS khuyến cáo gì cho người dân?
GS.TS.BS Phạm Kiên Hữu: Thông thường diễn biến bệnh viêm xoang do nhiễm trùng (trừ các trường hợp viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch) bắt đầu bởi 3 giai đoạn chính sau:
Giai đoạn đầu
Vì vậy, tôi nghĩ các bệnh nhân nếu có các triệu chứng nghĩ đến viêm xoang kéo dài, nặng nên sớm đến khám tại các cơ sở Tai Mũi Họng tránh tình trạng chủ quan với sức khỏe của mình, tự mua thuốc điều trị làm bệnh diễn biến nặng và khó trị dứt điểm về sau.
Bệnh nhân có vai trò tích cực trong việc điều trị bệnh của chính mình. Lời khuyên mà BS dành cho bệnh nhân?
GS.TS.BS Phạm Kiên Hữu: Trong mọi giai đoạn (từ khi chưa có bệnh - giai đoạn phòng bệnh cho đến khi đã mắc bệnh), chúng ta cần:
Trong tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, những điều mà BS muốn nhắn gửi đến mọi người dân trong cộng đồng là gì, thưa BS?
GS.TS.BS Phạm Kiên Hữu: Vì có đến 80% người đang nhiễm Covid 19 có biểu hiện nhẹ như cảm lạnh thông thường, thậm chí là không triệu chứng, hơn nữa các công trình nghiên cứu gần đây cho thấy trong khoảng 1-2 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng bệnh thì tải lượng virus trong vùng vòm họng đã rất cao, khả năng lan truyền virus là rất lớn. Theo thiển ý, điều quan trọng nhất là chúng ta cần phải rất thận trọng khi tiếp xúc với mọi người xung quanh. Biện pháp phòng dịch quan trọng nhất vẫn là nghiêm túc thực hiện theo hướng dẫn 5K của Bộ Y Tế, đó là: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế. Mặt khác, như đã nhấn mạnh, vai trò chống chọi sự xâm nhập cũng như khống chế sự gia tăng tải lượng, bất hoạt virus của hệ miễn dịch là đặc biệt quan trọng. Cho nên điều cần thiết nhất vẫn là các biện pháp nâng cao sức khỏe cũng như hệ miễn dịch của cơ thể như đã nói ở trên.
Cảm ơn Bác sĩ.
GS.TS.BS Phạm Kiên Hữu
Chủ tịch Chi Hội Mũi-Xoang TP.HCM
Nguyên Trưởng khoa Tai-Mũi-Họng - BV ĐH Y Dược TP.HCM
Theo Tạp Chí Sức Khỏe